Các sự kiện đã và đang diễn ra

15/09/2020

Ars Poetica (19.9.2020)

Nguồn cảm hứng từ thi ca và hội họa đã tạo nên một kho tàng đồ sộ các tuyệt tác âm nhạc cho nhân loại. Nhiều nhà soạn nhạc khai thác và đưa vào trong các sáng tác của mình bằng nhiều hình thức phong phú, từ các ca khúc nghệ thuật, concerto..
06/06/2020

Beethoven: Piano Sonatas (13.6.2020)

Nhắc đến nhạc cổ điển, không thể không nhắc đến Beethoven, một trong những thiên tài nổi bật nhất trong lịch sử phát triển âm nhạc cổ điển. Trong gia tài đồ sộ ông để lại cho hậu thế, các sonata viết cho piano được xem như một hộp châu báu được ông tích lũy và mang theo suốt cuộc đời,.
11/09/2019

Hòa nhạc đương đại: Hồn Việt (29.09.2019)

Tại Việt Nam, các nhà soạn nhạc trong và ngoài nước đã cho ra đời những tác phẩm kết hợp nhịp nhàng thuần thục giữa các nhạc cụ Việt Nam và Tây Phương, đem lại một góc nhìn tươi mới. Và trong chương trình kỳ này, Saigon Classical kết hợp cùng trường nghệ thuật Artiste, trân trọng giới thiệu buổi hòa nhạc đương đại chủ đề "Hồn Việt", giới thiệu đến quý khán giả những tác phẩm giao thoa mang linh hồn đất Việt.
11/09/2019

Baroqu’all: From Alpha To Opera (22.09.2019)

Gói gọn trong một buổi chiều, thầy Trần-Như Vĩnh-Lạc sẽ dẫn dắt bóc tách những nét đặc trưng nhất âm nhạc thời kỳ này trong chương trình chủ đề: "Baroqu'all: From Alpha To Opera", với sự góp mặt đặc biệt của các nghệ sĩ thanh nhạc và khí nhạc biểu diễn và hiện thực hóa lại phần nào thế giới âm thanh của âm nhạc Baroque.
12/08/2019

Yếu tố hài hước trong âm nhạc (25.08.2019)

Cái cười, cái hài, cái tiếu-lâm, từ đâu mà ra? Loài vật nào cũng biết gào rú khi đau-đớn giãy-giụa, nhưng chỉ con người là động-vật duy nhất biết cười. Có thể nói không ngoa, biết cười, dù là cười mỉm, cười bẽn-lẽn, cười chữa thẹn, hay cười giòn, cười phá, cười khanh-khách, cười sằng-sặc, đều là những biểu-hiện độc-đáo nhất của nhân-tính muôn thuở. Các nhà tâm-lý-học và xã-hội-học đã tìm mọi cách để khám-phá ra định-nghĩa: thế nào là tính gây cười? Bao giờ thì con người mở miệng hoặc nhăn răng ra mà cười? Chưa câu trả lời nào thoả đáng cả. Liệu âm-nhạc có thể giúp chúng ta chiêm-nghiệm thử thêm và soi sáng hơn đôi chút về cái cười của loài người chúng ta hay không?
12/08/2019

Hazel Nguyễn: The Vision (24.08.2019)

Với mong muốn diễn tả hai trạng thái ý thức của con người "hồi tưởng" và "mộng tưởng", Saigon Classical xin được "tham khảo" từ cuốn Hồi ký "The pianist" để xây dựng nên chương trình "The vision" - "Ảo mộng" với những nhạc khúc nổi tiếng của Chopin đã vang lên trong bộ phim cùng tên, và các tác phẩm "mộng tưởng" tiếp nối từ Shostakovich, Mozart và Schubert.
12/08/2019

Vilmos Szabadi & Anastasia Markina: In Recital (19.08.2019)

Saigon Classical sẽ mang đến các tác phẩm thính phòng nổi tiếng đi từ thời kỳ cổ điển, lãng mạn đến ấn tượng với các gương mặt: Mozart, Dohnányi, Debussy và Ravel. Đặc biệt, buổi hòa nhạc thính phòng lần này sẽ còn tuyệt vời hơn nữa với sự góp mặt của 2 nghệ sĩ tên tuổi quốc tế: Violinist Vilmos Szabadi (Hungary) và pianist Anastasia Markina (USA-Russia)
11/07/2019

Rhythmic & Melodious (20.07.2019)

Với tinh thần tôn vinh yếu tố "nhịp nhàng, du dương" không thể thiếu trong âm nhạc, chương trình biểu diễn quý III của Saigon Classical chủ đề Rhythmic & Melodious (nhịp nhàng & du dương) mang đến những tác phẩm được các nghệ sĩ cùng trình tấu với nhau, với sự phối hợp của nhiều nhạc cụ Violin, Piano, Cello, Guitar, Harp, Basson, Piccolo, Flugelhorn..
05/06/2019

The Trout (30.06.2019)

Để lột tả được trọn vẹn nét đặc sắc của các nhạc sĩ và những tác phẩm hoà tấu thính phòng nhỏ của họ, Saigon Classical phối hợp cùng Auftdart tổ chức chương trình hoà nhạc mang tên “The trout” - hay Cá hồi, mượn tên tác phẩm ngũ tấu đã quá nổi tiếng của Schubert. Nằm trong dự án Masters’ Concert Series với sự góp mặt của các nghệ sĩ Mỹ - Việt, chương trình hứa hẹn đem lại cho khán giả cảm nhận chân thực nhất về phong cách của những thiên tài âm nhạc từ nhiều thế kỷ trước.
09/05/2019

Along The Two Worlds (31.05.2019)

Dù ở thời đại nào trong lịch sử, câu chuyện “hai thế giới” vẫn luôn tồn tại. Nhân loại đã quen thuộc với hình ảnh hai cuộc sống khác biệt ở hai bên bờ sông, đường sá, từ Saigon đến Paris, New York... Không trệch khỏi quy luật đó, từ ngày xửa ngày xưa tại Âu Châu, âm nhạc cũng tồn tại những mảng màu đa sắc điệu, có thể thấy rõ giữa giới quý tộc và bình dân. Và câu chuyện lần này, Saigon Classical sẽ kể bằng âm nhạc về hai thế giới: một bên là quý tộc Pháp, tinh tế, thanh lịch, bên còn lại là “Gypsy”